Trong những năm gần đây hầu hết tất cả các doanh nghiệp tận dụng quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tìm kiếm khách hàng mới. Việc lựa chọn quảng cáo Google và quảng cáo Facebook ngày càng rõ rệt là không phải bàn cãi.
Mục lục
Nên chọn loại quảng cáo nào?
Về lâu dài đã vô tình tạo ra sự cạnh tranh của hai loại quảng cáo, đâu mới thực sự là lựa chọn tốt nhất của bạn để tiến hành quảng cáo? Một số người cho rằng quảng cáo Facebook tốt hơn, số khác lại bảo quảng cáo Google hiệu quả hơn.
Tuy nhiên nhận định quảng cáo Facebook hay quảng cáo Google loại nào tốt hơn đã vô tình gây nhầm lẫn và hiểu lầm cho những người làm quảng cáo trực tuyến.
Bắt tay vào tập chạy Ads, chi phí có hạn và không biết chia tiền cho Facebook hay Google như thế nào?
Hãy cùng Đa Hình khám phá những ưu, nhược điểm của từng kênh quảng cáo này để có câu trả lời chính xác nhé!
1. Tìm hiểu về Facebook Ads và Google Ads?
Muốn chọn được kênh quảng cáo thích hợp thì chúng ta nên tìm hiểu điểm khác biệt cơ bản giữa 2 kênh quảng cáo. Sự khác biệt của quảng cáo facebook và quảng cáo google thể hiện qua các yếu tố sau:
1.1. Về Facebook Ads
Danh sách 10 hình thức quảng cáo Facebook phổ biến nhất hiện nay.
Page Post là hình quảng cáo được nhiều người sử dụng nhất, hình thức này sẽ tăng tương tác bài viết của Fanpage trên Facebook. Gián tiếp tăng lượng theo dõi của Fanpage lên.
Hình thức này tính phí theo CPC (Cost per click (Pay-per-click))
Like Page là cách quảng cáo trực tiếp tăng lượng theo dõi trên Fanpage, các bạn có nhanh chóng tăng trưởng lượng like trên Fanpage của bạn, lượng like đóng vai trò rất quan trọng đến độ uy tín mà khách hàng đánh giá đối với Fanpage của bạn.
Hình thức này tính phí theo CPL (Cost per lead)
Trong số các loại quảng cáo phổ biến trên Facebook thì đây là loại đơn giản nhất và có chi phí rẻ hơn các loại quảng cáo.
Tính phí theo CPC (Cost per click)
Standard Ads hình thức này cũng như Domain Ads nhưng không cho phép tích hợp với Fanpage, dẫn trực tiếp khách hàng khi click đến website, giúp thêm traffic cho website.
Nhược điểm của hình thức này là chỉ xuất hiện bên phải Facebook và không hỗ trợ trên điện thoại.
Tính phí theo CPC (Cost per click).
Multi Product là hình thức quảng cáo Facebook – Multi Product giúp bạn có nhiều sản phẩm cần được giới thiệu đến với khách hàng.
Hình thức này còn được gọi là Carousel, là hình thức quảng cáo website tích hợp Fanpage, bạn có thể tải tối đa là 5 hình ảnh sản phẩm tương ứng với 5 link trên một mẫu quảng cáo Facebook
Hình thức này được chi trả phí theo CPC.
Dynamic Products Ads Là giải pháp quảng cáo giúp doanh nghiệp giới thiệu danh mục sản phẩm trên Facebook.
Được hiển thị ngay trên News Feed của khách hàng, giúp nhắm vào đúng đối tượng tiềm năng, đúng với nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm.
Chú ý: Sản phẩm sẽ tự động hiển thị tương ứng với sản phẩm mà người truy cập từng tiếp xúc.
Event Responsive là hình thức tạo ra quảng cáo sự kiện nhằm thu hút khách hàng.
Với dạng này bạn có thể mời mọi người tham gia thì sẽ giúp bạn hiển thị tên sự kiện, số lượng người đăng ký tham gia, thời gian diễn ra, tên Fanpage của bạn và mô tả sự kiện. Bạn có thể thêm nút Call To Action để kích thích khách hàng tham gia đông đảo hơn.
Video View là quảng cáo bằng video giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách sinh động, trực tiếp và tăng lượng view cho video.
Tính phí theo CPV (cost per view).
Offer Claim là hình thức quảng cáo facebook khi bạn đang có các chương trình chiết khấu hoặc khuyến mại, phù hợp để truyền tải tới khách hàng. Với hình thức quảng cáo này Fanpage của bạn cần tối thiểu 50 like, chi trả phí theo CPC.
App Install là hình thức khi cửa hàng, doanh nghiệp của bạn muốn quảng bá một App Mobile
Thu hút người dùng qua các hành động cụ thể (cài đặt, sử dụng ứng dụng).
Chi trả phí theo CPC và CPI .
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook
1.2 Về Google Ads
Danh sách 5 hình thức quảng cáo Google phổ biến hiện nay
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search) là một dạng quảng cáo do Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm (Google search).
Khi người search gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị từ có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của bạn
Quảng cáo Google mạng hiển thị (Google Display Network) giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang sử dụng trình duyệt trên các trang web bất kỳ, trên YouTube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Quảng cáo Google video (Video Ads) là hình thức quảng cáo khi xem hoặc tìm kiếm video trên YouTube.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads) là hình thức quảng cáo hiển thị thông tin chi tiết về các sản phẩm cụ thể, từ đó đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.
Quảng cáo ứng dụng (Google App Install Ads) là một trong những xu hướng quảng cáo cài đặt ứng dụng được nhiều người tin chọn. Theo đó, chiến dịch này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi quảng bá App của mình trên các nền tảng lớn từ Google
2. Điểm khác nhau quảng cáo Facebook và quảng cáo Google
Mức độ target chính xác:
- Google Adwords: Target dựa trên “từ khóa”, người dùng phải tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn trên google thì quảng cáo mới hiện ra, có nghĩa là họ quan tâm đến sản phẩm của bạn rồi.
- Facebook Ads: Quảng cáo trên Facebook sẽ target đến những người ‘có khả năng’ trở thành khách hàng của bạn dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi, tính cách… Việc có target đúng hay không tùy thuộc vào tư duy và độ am hiểu insight khách hàng của người thiết lập ads.
Chi phí
Chính vì cách target như trên nên dẫn đến sự khác nhau giữa phí quảng cáo của Google và facebook, thể hiện qua CPC (cost per click, số tiền trung bình cho 1 người click vào quảng cáo của bạn).
Facebook thả quảng cáo trên diện rộng, tỉ lệ click vào chưa hẳn cao, mà click vào cũng chưa chắc đã mua hàng.
Còn Google quảng cáo cho đúng người đang cần, khả năng mua hàng chắc chắn cao hơn. Mà click chất lượng hơn thì giá phải cao hơn là đúng rồi.
Yêu cầu về trang đích
Khi click vào quảng cáo trên Google, người dùng sẽ được dẫn về trang đích (landing page hoặc website). Trải nghiệm trên trang đích là yếu tố chủ chốt dẫn đến quyết định mua hàng của họ, vì thế bạn phải đầu tư cho trang đích của mình nếu chạy quảng cáo trên Google (hình ảnh, thông tin, tốc độ load trang,…).
Trong khi đó, quảng cáo trên Facebook, khách hàng có thể tương tác với bạn qua messenger, comment, hoặc các phương tiện cá nhân khác chứ không nhất thiết phải dẫn về website, thế nên bạn không nhất thiết quá đầu tư và website khi chỉ quảng cáo Facebook.
Kênh phủ sóng
Google Adwords: Có mặt ở hầu hết các website, blog đã đăng ký làm đối tác quảng cáo của Google display network (mạng hiển thị google) như: Kênh 14, 24h, zing…
Quảng cáo facebook: Chỉ hiển thị quảng cáo ở trên trang facebook, tuy nhiên facebook lại có một lượng người dùng lớn. Chưa kể tính năng tương tác sẽ khiến sản phẩm của bạn viral hơn nhiều lần nếu bạn có content chất lượng.
3. Ngành nào nên dùng quảng cáo Google? ngành nào nên chọn quảng cáo Facebook
Dựa vào những tính chất trên, Facebook Ads và Google Ads có thể phù hợp với mỗi ngành hàng có những đặc thù như sau:
Với Facebook Ads:
Sản phẩm, dịch vụ bán trực tiếp cho người tiêu dùng, không phải là doanh nghiệp, bởi Facebook dùng để tìm và kết nối với người tiêu dùng cá nhân. Mặc dù các công ty có trang trên Facebook, nhưng sự hiện diện của họ là để bán hàng ra thị trường người tiêu dùng, không phải để mua từ doanh nghiệp của bạn.
Sản phẩm, dịch vụ mang tính chất thú vị, độc nhất: Facebook là nơi hoàn hảo để bán các sản phẩm độc đáo, mang tính cá nhân, vật phẩm thể hiện thị hiếu và sở thích riêng của một người như đồ lưu niệm, quà handmade, thời trang độc đáo,… Bạn sẽ không phát huy tối đa tiềm năng tiếp thị của Facebook, nếu bạn đang bán các sản phẩm mà khách hàng dễ dàng tìm thấy hoặc so sánh giá cả.
Sản phẩm đơn giản, giá trị không quá lớn: Quần áo, phụ kiện, nhu yếu phẩm, đồ ăn…Đơn giản là vì thông tin sản phẩm đơn giản (không cần phải vào website để đọc) và giá trị sản phẩm không quá cao. Người dùng sẽ dễ dàng nắm được thông tin đầy đủ của sản phẩm và quyết định mua hàng nhanh hơn chỉ qua nội dung trên Facebook. Vậy nên thuê dịch vụ hay tự chạy quảng cáo Facebook ?
Với Google Ads:
Sản phẩm, dịch vụ theo mùa như là áo ấm, áo lạnh, dịch vụ nhà cửa, sửa chữa điện máy, sản phẩm các dịp lễ, tết,…
Vào những khoảng thời gian cụ thể trong năm, nhu cầu tìm kiếm những mặt hàng này cao đột ngột, nên tận dụng Google Ads để tăng khả năng tiếp cận đến người dùng
Sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cao. Những ngành nghề cạnh tranh gay gắt với nhau như bất động sản, nội thất, mỹ phẩm,.. luôn tận dụng mọi kênh để tiếp cận với khách hàng của mình. Muốn có chỗ đứng khi kinh doanh mặt hàng này, bạn cũng phải đầu tư nhiều vào Google Ads.
Những sản phẩm đắt đỏ: Với những sản phẩm ‘ngốn’ nhiều tiền, khách hàng sẽ cân đo đông đếm và lên website để tìm hiểu thông tin kỹ trước khi mua, vì thế Google Ads là điều cần thiết lúc này.
4. Kết hợp quảng cáo Facebook và quảng cáo Google
Có thể thấy Facebook là kênh tốt nhất để bạn tăng độ nhận diện thương hiệu (raise awareness) hoặc ‘educate’ khách hàng về những nhu cầu mà chính họ còn chưa nghĩ đến trước đó.
Vậy nên nếu sản phẩm còn mới, hoặc bạn làm startup với một mặt hàng ‘chưa bao giờ có trước đây’’ thì tốt nhất là nên bắt đầu với Facebook. Bạn cũng có thể dùng Facebook để retargeting những khách hàng đã vào website của mình bên cạnh Google Ads.
Mặt khác, nếu sản phẩm của bạn đã có một chỗ đứng nhất định và bạn đang muốn tăng Conversion (tức là thúc đẩy hành động mua hàng), Google Ads sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp.
Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bán ô tô, máy in, thiết bị chống cháy, thiết bị giáo dục… thì quảng cáo facebook chỉ phù hợp với mục đích làm tiếp thị lại.
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook đại trà để tiếp cận khách hàng thì điều đó là không thể bởi bạn sẽ không thể tìm được những nhóm đối tượng có khả năng hoặc đang có ý định mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.